Chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản trong hội chứng RLSS trên heo

Ngày Đăng : 2024-10-12 / View: 276

Hội chứng rối loạn sinh sản (RLSS) hay thất bại  sinh sản trên heo thường được nhắc đến trong  chăn nuôi nái sinh sản. Đây là hội chứng phức tạp  bao gồm nhiều vấn đề làm giảm năng suất của heo  nái sinh sản như phối không đậu thai, sẩy thai, chửa  giả, thai khô, heo chết trước lúc sinh, số heo con/lứa  đẻ thấp,… có thể dẫn đến thua lỗ trong chăn nuôi.  Có nhiều nguyên nhân dẫn đến RLSS, bao gồm các  nguyên nhân không truyền nhiễm như yếu tố di truyền, quản lý, dinh dưỡng, stress, độc tố, rối loạn  hormone, v.v… Đáng quan tâm là những nguyên  nhân truyền nhiễm do các vi sinh vật vì bệnh không  chỉ giới hạn ở cá thể, trại mà có thể lây lan thành  dịch trên diện rộng gây tổn thất lớn. Tuy nhiên, để  chẩn đoán được nguyên nhân gây ra thất bại sinh  sản trên đàn heo là vấn đề không đơn giản. Với tầm  quan trọng đó, trong chuyên đề thông tin khoa học  này, tôi xin đề cập đến vấn đề chẩn đoán bệnh viêm  não Nhật Bản và phân biệt với các truyền nhiễm gây  RLSS khác phổ biến xảy trên heo. 

 

CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG  
Đặc điểm quan trọng của bệnh viêm não Nhật  Bản (VNNB) là heo mẹ không có triệu chứng lâm  sàng và dịch thường xảy theo mùa vì liên quan  đến mật độ muỗi, do đó hiện tượng RLSS do bệnh  thường xảy phổ biến ở mùa mưa. Đây là đặc điểm  riêng được dùng để phân biệt RLSS do vi-rút VNNB  với các nguyên nhân khác như: hội chứng rối loạn  hô hấp và sinh sản, bệnh giả dại, bệnh dịch tả heo,  bệnh do xoắn khuẩn leptospira,..


Ngoài ra, những lứa đẻ từ các con cái mang thai  nhiễm vi-rút VNNB thường có kích thước khác nhau,  đặc điểm này rất giống với nhiều bệnh RLSS do vi-rút  khác như bệnh giả dại, bệnh RLSS do porcine parvo  virus (PPV).  
Bệnh giả dại có thể được phân biệt với bệnh VNNB  là bệnh lây lan mạnh ở heo con theo mẹ, và tỷ lệ chết  rất cao ở heo con. Trong khi đó ở bệnh viêm não  Nhật Bản, bệnh trên heo con không phổ biến.  


Bệnh RLSS do PPV và vi-rút VNNB khá giống nhau  là heo mẹ hoàn toàn không có triệu chứng, lứa đẻ  gồm nhiều thai chết với kích thước khác nhau, nhưng  nếu quan sát kỹ trong bệnh do PPV, thai chết hóa  gỗ khô quắc có màu nâu đen (Hình1;Hình 2) những  heo con còn sống trong cùng lứa đẻ hoàn toàn khỏe  mạnh và phát triển bình thường. Trong khi đó, ở  bệnh VNNB thai chết phù thũng, tích dịch dưới da và  trong các xoang (Hình 3; Hình 4); heo con trong lứa đẻ này có thể có triệu chứng thần kinh và có thể chết  sau ít ngày (Hình 5; Hình 6).

CHẨN ĐOÁN CẬN LÂM SÀNG 
CHẨN ĐOÁN VI-RÚT HỌC 

Não của thai chết hoặc thai sẩy và nhau là những  bệnh phẩm thường dùng trong phân lập vi-rút.  Phân lập vi-rút có thể được thực hiện bằng cách  tiêm huyền dịch bệnh phẩm vào phúc mạc hoặc  xoang não chuột ổ từ 1-5 ngày tuổi. Chuột sẽ có  triệu chứng thần kinh do viêm não như co ro, xù  lông, co giật, chạy hoảng loạn, cứng gáy, chảy nhiều  nước dãi và chết sau 4 đến 17 ngày (Hồ Thị Việt Thu,  2011). Mổ khám kiểm tra bệnh tích, có thể thấy  bệnh tích chủ yếu tập trung ở não bộ với 100% biểu  hiện phù nề và 85,71% sung huyết. Bên cạnh bệnh  lý phổ biến trên não, còn có thể thấy gan, lách, thận:  sưng, xuất huyết và hoại tử. Bệnhtích vi thể ở não  với biểu hiện ứ dịch, có nhiều vị trí viêm không mủ  với thâm nhiễm của nhiều tế bào viêm, lâm ba cầu  trong mô não (Hồ Thị Việt Thu, 2011).  


Ngoài ra, dòng tế bào BHK (baby hamster kidney),  dòng tế bào C6/36 là môi trường tốt nhất cho sự  nhân lên của vi-rút. Xác định và định danh vi-rút tế  bào gây nhiễm bằng xét nghiệm miễn dịch huỳnh  quang hoặc RT-PCR.  


Tuy nhiên, việc phân lập vi-rút từ các lứa đẻ nhiễm  vi-rút VNNB, cho kết quả giới hạn, do vi-rút có sức đề  kháng yếu không thể sống lâu được trong tổ chức  chết. Nghiên cứu phân lập được vi-rút VNNB từ thai  bất thường của 3 heo cái sau khi được gây nhiễm vi-rút từ 7-22 ngày, trong khi đó không phân lập được Vi-rút từ thai của 2 heo nái sau khi được gây nhiễm  vi-rút VNNB ở 62có triệu chứng  thần kinh sau khi được gây  nhiễm với vi-rút VNNB vi-rút từ thai của 2 heo nái sau khi được gây nhiễm  vi-rút VNNB ở 62 và 84 ngày (Shimizu et al., 1954). 

Do đó, phương pháp RT-PCR là lựa chọn tốt nhất  để phát hiện RNA của vi-rút VNNB từ bào thai của  các lứa đẻ bất thường. 

CHẨN ĐOÁN HUYẾT THANH HỌC
Xét nghiệm Mac - ELISA (IgM antibody capture  enzyme linked immunosorbent assay) nhằm pháthiện kháng thể IgM từ những cá thể mới nhiễm bệnh,  được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh VNNB  trên người. Tuy nhiên, trong chẩn đoán RLSS trên  heo, xét nghiệm này chỉ có giá trị thăm dò, do heo  nái mang thai nhiễm vi-rút không có bất cứ dấu hiệu  lâm sàng nào, nhưng vi-rút có thể gây nhiễm bào  thai, trong tử cung quá trình lây nhiễm từ từ trong  tử cung, những thai chết trước sẽ có kích thước nhỏ  hơn, những heo nhiễm và chết sau có kích thước lớn  hơn, và heo nái vẫn duy trì tình trạng mang thai đến  ngày đẻ. Do đó, khi chúng ta phát hiện lứa đẻ có vấn  đề rối loạn sinh sản, lúc này kháng thể IgM kháng vi rút VNNB có thể đã không còn. 


Việc phát hiện kháng thể trong các thai chết, hoặc  heo con chưa bú sữa đầu cho kết quả chính xác hơn.  Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu là xét nghiệm  thường được sử dụng, sự hiện diện kháng thể đặc  hiệu cho phép kết luận các bào thai đã nhiễm vi-rút  VNNB từ con mẹ. Ngoài ra phản ứng trung hòa vi-rút, ELISA cũng có thể được sử dụng để phát hiện  kháng thể kháng vi-rút VNNB. Tuy nhiên, không phát  hiện kháng thể từ thai heo của các lứa đẻ cóRLSS  ta cũng không thể loại trừ khả năng không phải do  vi-rút VNNB, do đáp ứng miễn dịch bảo vệ của bào  thai heo thường chỉ được ghi nhận từ 70 ngày tuổi  (Redman et al., 1974).  


Tóm lại, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh  VNNB từ hội chứng RLSS trên heo, chúng ta cần hiểu  rõ đặc điểm dịch tễ, bệnh lý của bệnh, và cần thiết có  các xét trong phòng thí nghiệm để khẳng
định, xét  nghiệm RT-PCR từ não thai hoặc heo sơ sinh có triệu  chứng thần kinh của các lứa đẻ RLSS là xét nhiệm  đáng tin cậy hơn hết. Ngoài ra, các xét nghiệm huyết  thanh học từ dịch xoang ngực, bụng hoặc huyết  thanh từ heo con chưa bú sữa đầu cũng có giá trị  trong chẩn đoán. 


PGS-TS Hồ Thị Việt Thu 
(Kì III, còn tiếp) 

Nguồn: Tạp chí chăn nuôi heo