Lựa chọn vacxin phòng bệnh lở mồm long móng hiệu lực cao

Ngày Đăng : 2024-09-19 / View: 875

Trong bối cảnh dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc có dấu hiệu lây lan rộng, thị trường đang xuất hiện một số vacxin giả, nhái, kém chất lượng. Người chăn nuôi rất khó lựa chọn đúng vacxin để phòng bệnh cho vật nuôi.

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích và giới thiệu ưu điểm của một số dòng sản phẩm vacxin LMLM ở Việt Nam đã được Cục Thú y kiểm định, đánh giá cao về khả năng bảo hộ của kháng nguyên cũng như độ an toàn.
 

Việt Nam nhập khẩu vacxin LMLM từ 4 quốc gia


Theo báo cáo của Cục Thú y, hiện nay đã có 1 doanh nghiệp ở Việt Nam công bố sản xuất được vacxin LMLM, tuy nhiên số lượng sản phẩm rất ít. Nguồn cung vacxin gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Nguồn vaccin từ Argentina đã cung cấp kịp thời để chống dịch LMLM


Ước tính mỗi năm, người chăn nuôi trong nước sử dụng khoảng 25 triệu liều vacxin phòng bệnh LMLM trên đàn lợn và trâu, bò. So với tổng đàn gia súc của Việt Nam hiện nay, thì tỷ lệ vật nuôi được tiêm phòng chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đó cũng có thể là 1 trong các lý do gây bùng phát dịch LMLM thời gian gần đây.

Bằng chứng là từ tháng 11/2018 đến nay, Cục Thú y đã thống kê được 48 ổ dịch LMLM xảy ra ở nhiều tỉnh, TP như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Yên Bái... trên cá thể lợn chưa được tiêm vacxin. Số gia súc mắc bệnh khoảng 2.400 con. Tuy nhiên, đó mới chỉ là số liệu thống kê trên giấy, còn thực tế, theo khảo sát thì dịch LMLM đang diễn biến phức tạp hơn ở cả phạm vi và mức độ thiệt hại.

Trong bối cảnh đó, người chăn nuôi cuống cuồng tìm cách phòng bệnh cho đàn gia súc để bảo vệ thành quả chăn nuôi. Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhu cầu vacxin LMLM tăng đột biến. Bởi suy cho cùng tiêm phòng vacxin vẫn là biện pháp tốt nhất, an toàn và có giá thành thấp nhất trong việc đối phó với bệnh LMLM.

Trước đây, đối với các sản phẩm vacxin truyền thống, các doanh nghiệp nhập khẩu kháng nguyên của virus LMLM dưới dạng bán thành phẩm, sau đó san chia, phối trộn để tạo nên vacxin thành phẩm. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đang xuất hiện sản phẩm vacxin LMLM bị làm giả, làm nhái, kém chất lượng.

Trong bối cảnh khan hiếm vacxin lMLM, một số đơn vị đã có kế hoạch tăng giá vacxin từ ngày 1/1/2019. Như vậy, người chăn nuôi sẽ gặp khó khăn hơn do tăng chi phí phòng bệnh cho đàn gia súc. Thậm chí trên thị trường, một số loại vacxin LMLM đã bị các đại lý tự ý “thổi giá” cao hơn so với giá trị thực.
 

Cứu cánh vacxin LMLM từ Argentina


Rất may mắn là ngoài nguồn cung vacxin LMLM từ Pháp (và số ít từ Nga và Trung Quốc), trong năm 2018, 1 doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu 5,8 triệu liều vacxin LMLM typ O (Aftogen OLEO) từ Argentina, được cung cấp bởi Cty Biogenesis Bago - có hơn 80 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thú y.

Ưu điểm nổi bật của sản phẩm vacxin Aftogen OLEO là được nhập về Việt Nam dưới dạng thành phẩm. Điều này giúp đảm bảo đúng chất lượng của nhà sản xuất. Trong khi các sản phẩm vacxin của hãng khác nhập về Việt Nam dưới dạng bán thành phẩm, sau đó san chia, phối trộn, khó kiểm soát được hàm lượng kháng nguyên và chất lượng.

Bên cạnh đó, hàm lượng kháng nguyên trong sản phẩm Aftogen OLEO lên tới 6PD50, tiêm 1 mũi bảo hộ 6 tháng, tiêm an toàn, gia súc không sốc, không mệt, không sảy thai (trong khi các vacxin khác 90% không đạt tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm 1 mũi).

Sản phẩm vacxin của Biogenesis Bago đã được Hoa Kỳ và Canada mua dự trữ quốc gia. Vacxin LMLM type O (Aftogen OLEO) lần đầu tiên được đưa vào Đài Loan để dập dịch LMLM năm 1997, đến năm 2018, Đài Loan công bố hết dịch. Từ đó, loại vacxin này chiếm 90% thị phần vacxin LMLM tại Đài Loan; 65% thị phần tại Hàn quốc chỉ sau 2 năm phát triển.

Với Việt Nam, 100% khách hàng của Biogenesis là những công ty chăn nuôi lớn như Cty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO, Cty CP JAP FA Comfeed Việt Nam, Cty TNHH Thực phẩm CJ Vina... và các trang trại.

Trong năm 2018, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Thú y) đã tiếp nhận mẫu bệnh phẩm (huyết thanh) của cá thể lợn được tiêm phòng vacxin LMLM type O1 campos (Aftogen OLEO), sau đó kiểm định hiệu lực của kháng thể LMLM type O bằng phương pháp ELISA. Kết quả, tỷ lệ lấy máu lần 3 - mũi 2 sau khoảng 35 ngày đạt tỷ lệ bảo hộ 100%.

Một số nghiên cứu khác của cơ quan thú y chuyên ngành cũng cho thấy, chỉ cần tiêm 1 mũi vacxin Aftogen OLEO và lấy máu tại thời điểm sau khi tiêm 34 ngày và 54 ngày trên đàn lợn, tỷ lệ bảo hộ đều đạt cao, trên dưới 90%. Trong khi đó, tiêm vacxin của hãng khác đối chứng chỉ đạt tỷ lệ bảo hộ 20% - âm tính 60 - 70%.

Như vậy, người chăn nuôi hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng vacxin LMLM type O (Aftogen OLEO) để phòng bệnh cho đàn gia súc. Ngoài 3,8 triệu liều vacxin LMLM trong kho, 1 doanh nghiệp tư nhân cũng sắp nhập thêm 6 triệu liều vacxin LMLM vào quý I/2019, qua đó đa dạng hoá thị trường vacxin LMLM chất lượng cao tại Việt Nam.
"Điều này cũng cho thấy, hiện nay các khâu nhập khẩu, cung ứng vacxin trong đó có vacxin LMLM mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều được phép tham gia, mà không có sự hạn chế nào", một đại diện Cục thú y khẳng định.

Theo nongnghiep.vn